Pha chế là gì? Thế nào là rượu pha chế? Khám phá về đồ uống pha chế

Pha chế là gì? Thế nào là rượu pha chế? Khám phá về đồ uống pha chế

TỔNG QUAN VỀ PHA CHẾ 

Đồ uống pha chế là một loại thức uống đã qua sự chế biến pha trộn, không nguyên bản như ban đầu. Nó rất đa dạng phong phú. Bạn muốn thưởng thức một loại đồ uống nào đó, có ba sự lựa chọn: Tới quán và được phục vụ. Sử dụng các đồ uống pha chế có sẵn ở dạng đóng lon, đóng chai. Hoặc tự pha chế.

Pha chế là gì?

Pha chế việc tạo nên các loại đồ uống mới bằng cách trộn nhiều hỗn hợp các thành phần lại với nhau. Thường thì pha chế gồm hai nhóm chính:

+ Pha chế đồ uống có cồn dạng như: cocktail, soda, đặc biệt là các món liên quan đến rượu hoặc các loại đồ uống khác như: mocktail, sinh tố…

+ Pha chế các loại cà phê nóng, lạnh dựa trên nền tảng espresso như: cappucino, latte, mocha, latte art (nghệ thuật tạo hình bọt sữa), thường được gọi chung là cà phê máy…

BaristaBartender – Người pha chế

Pha chế rượu là công việc của bartender… Công việc của một người pha chế rượu là tạo các món đồ uống có cồn theo yêu cầu của thực khách. Như rượu vang, bia, cocktail,… cũng như một số đồ uống nhẹ và không cồn khác.

Trong các nhà hàng – khách sạn, nhân viên pha chế đảm nhận nhiệm vụ pha chế thức uống phục vụ khách. Người pha chế là người thực hiện các việc pha chế đồ uống cho bạn.

Nhân viên pha chế các loại cà phê được gọi là Barista.  Tên gọi dùng để chỉ nhân viên pha chế rượu, cocktail, mocktail là Bartender. Những người pha chế giỏi như những “bậc thầy đồ uống” . Họ là những người có kỹ năng và phải biết nhiều công thức cũng như nguyên tắc pha chế. Cùng với những động tác điêu luyện. Hoạt động pha chế cũng chính là một nghệ thuật.

Pha chế đồ uống
Pha chế đồ uống là một nghệ thuật

CÁC NGUYÊN LIỆU PHỔ BIẾN DÙNG ĐỂ PHA CHẾ

Nguyên liệu thuộc nhóm các loại đồ uống như trà, trà sữa, cafe,..hay các loại đồ uống có cồn. Với nhóm nguyên liệu không cồn, có các dạng sinh tố, đường sữa, trà. Trà thảo mộc, trà sữa. Nhóm có cồn như cocktail

I. Nhóm nguyên liệu pha chế ồ uống không cồn

Trà và cà phê chính là hai loại nguyên liệu pha chế cơ bản mà bất cứ quán đồ uống nào cũng cần phải có. Với mỗi loại thì sẽ có các hương vị đa dạng khác nhau. Thường trong trà và cà phê có chứa cafein. Nhưng cũng có những loại trà thảo dược khác không chứa nó.

– Trà:

Trà là nguyên liệu không thể thiếu để cho ra đời các loại thức uống thời thượng đang được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay như trà trái cây, trà sữa.

Trà (hay chè) là đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới (sau nước uống). Nó làm bằng cách ngâm lá, chồi, hay cành của cây chè vào nước sôi. Lá chè có thể được oxy hóa (ủ để lên men), sấy rang, phơi, hay pha thêm các loài thảo mộc khác. Ví dụ như hoa, gia vị, hay trái cây khác trước khi chế vào nước sôi.

Trà cũng có thể là các vị thuốc. Gừng, bạc hà, cam thảo, chanh, thảo mộc trong trà gừng, trà hoa nhài, trà chanh…

Nước trà có mùi thơm, tuy nhiên lại có vị hơi đắng và chát. Thường thì chúng ta sẽ chia ra thành các loại trà chính: Trà Đen, Trà Trắng, Trà Ô Long và Trà Xanh. Trà hoa, thảo mộc.

Chúng có thể dạng lá tươi, lá khô, đã qua sơ chế hoặc chế biến. Hoặc dạng bột như Matcha (bột trà xanh).

– Cà phê:

Cà phê (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp café /kafe) là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang. Lấy từ quả của cây cà phê cũng là nhóm nguyên liệu cực kỳ phổ biến với mỗi của nhân viên pha chế cho đến cửa hàng giải khác.

Trong cà phê có rất nhiều caffeine là một chất có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể. đồng thời các loại khoáng chất và hợp chất có lợi cũng đem lại cho người uống cafe thường xuyên nhiều lợi ích.

Nguyên liệu pha chế đồ uống
Nguyên liệu pha chế đồ uống

 

+ Nhóm Đường và sữa

Đường và sữa là nhóm gia vị cơ bản trong các món ăn ở bất kì đâu trên thế giới. Nó đặc biệt là không thể thiếu trong pha chế đồ uống giúp tăng độ thơm ngon và hương vị. Tuy nhiên đường không chỉ đơn giản là những tinh thể trắng lung linh ngọt ngào thôi đâu.

Trong pha chế đồ uống, đường và sữa cũng là hai nguyên liệu khá quan trọng vì nó có thể giúp cân bằng màu, mùi và vị của đồ uống như trà, cafe và đá xay.

Trong cafe và đá xay khi cho sữa vào có thể làm dậy mùi hương tự nhiên và tạo cho người uống cảm giác dễ chịu. Bên cạnh đó, sữa cũng là nguyên liệu giúp tạo độ sánh mịn cho các nhóm đồ uống đá xay.

+ Nhóm siro, sốt và nước ép

– Syrup: hay còn được gọi là siro. là một loại thức uống dạng lỏng nhưng sánh, có vị ngọt, nhiều màu. Được dùng làm nước giải khát, nguyên liệu để pha chế thức uống. Hoặc có thể là thành phần trong một số vị thuốc chữa bệnh chống ho, viêm họng.

Syrup có thể bao gồm rất nhiều mùi hương đa dạng như: mùi hạt dẻ, caramel, quế, irish cream, táo xanh, tiramisu, bạc hà, kiwi, việt quất,…

Trong pha chế, Siro là linh hồn của đồ uống bởi sự tiện dụng, giúp quá trình pha chế nhanh chóng và đồng đều trong chất lượng đồ uống. Đem đến những ly đồ uống mang hương vị trái cây bồn mùa mà không phải phụ thuộc vào địa thời tiết và địa lý.

– Sốt: cũng nguyên liệu được sử dụng tạo hương vị cho đồ uống. Sốt cũng đa dạng mùi vị từ các loại trái cây tươi. hay được dùng sốt để trang trí và kết hợp tạo nên nhiều đồ uống thơm ngon. Các loại sốt cơ bản thường được dùng là: socola, dâu, xoài,…

– Nước ép từ trái cây: cũng là loại thức uống được giới trẻ ưa thích. Nước ép từ các nguyên liệu tự nhiên như trái cây, rau củ rất tốt cho sức khỏe. Nước ép có thể kết hợp với nhiều hương vị khác.

+ Nhóm các loại bột

Một trong những nguyên liệu pha chế giúp thức uống của bạn có thể tạo được độ sánh và hài hòa mùi vị không bị tách lớp thì không nên bỏ qua bột nền. Ngoài bột nền thì còn có các loại bột khác dùng trong pha chế như: bột trà xanh, bột cacao và socola,…

– Bột mix (bột nền): Là nhóm nguyên liệu pha chế các dòng đồ uống như sinh tố (smoothies), cà phê… có tác dụng giảm phân tầng đồ uống, làm cho các nguyên liệu hòa trộn với nhau và tạo độ sánh. Kích vị cho đồ uống thêm thơm ngon.

– Bột trà xanh: Có nguồn gốc từ Nhật Bản, tăng sức đề kháng, chống lão hóa. Giúp bổ sung các axit amin và vitamin tốt cho sức khỏe.

– Bột cacao, bột socola: Loại bột này được làm từ hạt cacao nguyên chất, có vị đắng. Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong các loại đồ uống từ cà phê…

+ Topping trà sữa, Trái cây tươi, thảo dược

  • Các loại thạch, hạt như Trân Châu… các nguyên liệu để làm trà sữa. Rau câu, nha đam…
  • Các loại hoa quả không thể thiếu trong các món đồ uống sinh tố.
  • Một số loại rau trang trí như lá cây (lá bạc hà, húng chanh), vỏ cam, bưởi…

II. Nhóm nguyên liệu pha chế trong pha chế đồ uống có cồn

Những thức uống có cồn điển hình thường được pha chế bằng cách kết hợp những nguyên liệu liên quan theo công thức định sẵn.

Cocktail chính là sản phẩm tinh tế của việc pha chế đồ uống. Để hiểu thêm về cocktail, xem thêm tại đây cùng 89 Khâm Thiên.

Pha chế rượu pha chế cocktail là công việc điển hình của Bartender. Một ly cocktail thường gồm 4 thành phần chính: rượu nền, chất tạo màu, chất tạo mùi, và phần trang trí. Rượu nền là thành phần quyết định nồng độ cồn của 1 ly cocktail. Các loại rượu chưng cất: Brandy. Whisky. Gin. Vodka. Rum. Tequila.

Rượu nền pha chế
Rượu nền pha chế

+ Nhóm rượu nền 

Rhum, Whisky, Gin, Vodka, Brandy, Tequila, … là những loại rượu nền cơ bản và phổ biến nhất để pha chế đồ uống, nhất là cocktail. Mỗi loại rượu nền lại bao gồm nhiều dòng rượu khác nhau tương ứng để cho ra mùi vị và độ cồn khác nhau. Được kết hợp với các nguyên liệu khác tạo nên thức uống thành phẩm đạt chuẩn và sáng tạo. Ngoài ra, các loại rượu này còn được phục vụ riêng lẻ kèm đá hoặc không trong menu đồ uống phục vụ khách.

+ 6 loại rượu chưng cất làm rượu nền trong pha chế.  Đó là 6 loại rượu chưng cất cao độ:

– Rượu Rhum

Có lẽ Rhum không xa lạ với tất cả những ai yêu rượu và cocktail. Rhum là một thức uống có cồn được chưng cất từ mía hoặc các sản phẩm từ mía (như mật mía, siro mía,…).

Tùy vào quá trình, cũng như thời gian chưng cất mà có nhiều loại Rhum khác nhau như: Light Rhum, Gold Rhum, Dark Rhum, Over-proof Rhum,…

Trong đó, Golden Rhum và Dark Rhum thường được uống trực tiếp với đá. Còn Light Rhum thường được sử dụng để pha chế các loại cocktail như Mojito, Dark’s Stormy, Daiquiri,…. Có thể nói, Rhum hoàn thành tốt vai trò của rượu nền. Làm tôn lên lương vị của các loại nguyên liệu kết hợp như rượu mùi, nước trái cây,…

– Rượu Brandy

Brandy là một loại rượu mạnh (có độ cồn khoảng 40%). Được lên men từ trái cây và thảo mộc nhưng chủ yếu là nho, táo. Như các loại rượu khác, Brandy cũng được ngâm trong thùng gỗ để được oxi hóa nhẹ và ngấm màu gỗ. Nhờ đó Brany sở hữu màu của hổ phách thanh tao.  Brandy là một loại rượu nền được nhiều Bartender ưa chuộng.

Dựa vào ký hiệu mà rượu Brandy được chia thành các loại khác nhau:

  • V.S (Very Special): loại rượu được pha trộn từ khoảng 40 hầm rượu khác nhau. Hầm nhỏ tuổi nhất khoảng 4 năm.
  • V.O (Very Old)/ V.S.O.P: được pha trộn từ khoảng 60 hầm rượu khác nhau. Hầm nhỏ tuổi nhất khoảng 4 – 6 năm.
  • X.O (Extra Old): là loại rượu Brandy thượng hạng, pha trộn từ khoảng 100 hầm rượu khác nhau. Tuổi đời hầm rượu nhỏ tuổi nhất khoảng 6 năm.

– Rượu Gin

Rượu Gin được chưng cất từ các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì… Cùng với những loại thảo mộc: vỏ cam, vỏ chanh, quế, hồi, rễ cây bạch chỉ, rau mùi, hạt nhục đậu khấu… Rượu Gin gồm 4 loại chính:

  • London Dry Gin: loại rượu được chưng cất nhiều lần với hương thảo mộc vị cay, màu rượu trong suốt
  • Plymouth Gin: thơm hương trái cây lẫn thảo mộc
  • Old Tom Gin: trong quá trình chưng cất có cho thêm đường nên vị ngọt hơn, thời gian ủ rượu cũng lâu hơn
  • Jenever Gin: rượu có màu của gỗ

– Rượu Whisky

Whiskey là loại rượu lên men và chưng cất các loại ngũ cốc (như lúa mạch, lúa mì, bắp,…). Được ủ trong thùng gỗ sồi nên có màu nâu đặc trưng. Trên thế giới có nhiều nơi sản xuất Whiskey, mỗi nơi lại mang một công thức và hương vị khác nhau. Nhưng nhìn chung Whiskey thường được phái mạnh ưa chuộng vì nồng độ cao từ 40% – 45% ACH.

Trong những loại Whiskey thì Bourbon của Mỹ được ưa chuộng để pha cocktail. Mặc dù có hương vị cay nồng nhưng Whiskey Bourbon vẫn có chút êm ái, dịu ngọt nên dễ dàng kết hợp cùng các nguyên liệu khác.

– Rượu Vodka

Vodka là loại rượu được chưng cất từ khoai tây, nho, hoặc các loại ngũ cốc,…Ban đầu Vodka được biết đến như một loại rượu với độ cồn nhẹ tầm 14%. Nhưng sau này Vodka chứa độ cồn khoảng 40%. Với đặc tính không màu, không mùi, Vodka dễ dàng để pha chế nhiều loại cocktail. Mặc dù không cầu kì, quý tộc như những loại rượu khác nhưng Vodka lại mang lại vẻ đẹp dân dã, bình dị đủ khiến người ta say đắm.

+ Phân loại Vodka:

  • Clear Vodka (Vodka thường): là loại vodka tinh khiết, không mùi
  • Flavoured Vodka (Vodka mùi): là các loại vodka sử dụng thêm thành phần hương trái cây trong quá trình chưng cất.

– Rượu Tequila

Tequila là loại rượu sở hữu vị ngọt và cay của hương vị thực vật. Nồng độ cồn của Tequila dao động khoảng 40 – 50% ACH. Tequila là loại rượu có thể pha trộn với hầu hết các loại nước trái cây nên thường được chọn để pha nhiều loại cocktail khác nhau.

Về cách phân loại rượu cũng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau:

  • Theo chất lượng: Reposado (ủ thời gian 2-11 tháng trong nhiều thùng gỗ sồi kích cỡ khác nhau); Anejo (ủ thời gian 1-4 năm, bằng các thùng gỗ sồi kích thước nhỏ)
  • Theo thành phần: loại thơm hương Agave 100%, loại Mixtos được pha trộn
  • Theo màu rượu: White/ Silver Tequila (màu trắng/ bạc), Gold/ Ambre Tequila (màu vàng)

+ Nhóm chất tạo mùi

Rượu mùi cho pha chế
Rượu mùi cho pha chế

Là các loại rượu từ trái cây, rượu thảo mộc, rượu mùi, bia, vang…

+ Rượu mùi (khoảng 15 đến 35% vol)

Rượu mùi hay chất tạo mùi cũng là thành phần nguyên liệu không thể thiếu khi pha chế rượu. Hiện có 3 nhóm rượu mùi chính là

– Rượu mùi từ trái cây: rượu mùi mơ (apricot brandy), rượu mùi vỏ cam (grand marnier), rượu mùi đào (southern comfort)…

– Rượu mùi nhóm thảo mộc: bạc hà (crème de menthe), galliano, chartreuse, kimmel…

– Rượu mùi nhóm hạt: hạt vỏ cứng (malibu, amaretto), hạt café (kahlua, tia maria), hạt cacao…

Ngoài ra, đồ uống còn có thể được tạo mùi từ lòng đỏ trứng, kem hoặc sữa… Tùy vào khả năng kết hợp vị mà Bartender lựa chọn và pha chế chúng cùng với các nguyên liệu khác cho phù hợp.

+ Rượu vang 

Các loại vang, đặc biệt là vang sủi là thành phần thường được sử dụng để pha chế.

+ Bia

Bạn sẽ hoàn toàn bị chinh phục bởi Bia sau khi được pha chế. Như Corona với chanh, hay nhiều loại bia khác thường được cho vào ly cocktail đầy ấn tượng

+ Chất tạo màu

Đây là nhóm nguyên liệu tạo nên sự bắt mắt cho món đồ uống. Thông dụng nhất là nước trái cây (nên dùng nước trái cây tươi thay vì loại đóng hộp) hay các loại nước đường nâu, soda, tonnic… Bartender cũng có thể mix nhiều loại nguyên liệu tạo màu để cho ra hỗn hợp có màu sắc đẹp lạ và ấn tượng, phá cách hơn.

+ Syrup:

Nguyên liệu pha chế này hiện có rất nhiều loại khác nhau, với vị và mùi khác nhau như:

– Syrup mùi họ cam quýt: chanh vàng, bưởi hồng, cam đỏ, chanh anh đào, chanh xanh…

– Syrup mùi hoa lá: hoa hồng, hoa oải hương, bạc hà, quế, lá phong…

– Syrup mùi rượu: nho, nho đen, blue curacao, bơ rum…

– Syrup mùi hạt: vani, dẻ, hạnh nhân, xá xị…

– Syrup mùi trái cây: táo, chanh dây, đào, kiwi, xoài, thơm, dưa hấu, lựu…

– Syrup mùi dâu các loại: phúc bồn tử, việt quất, dâu tây…

+ Nguyên liệu trang trí

Để thức uống thêm phần bắt mắt, việc trang trí là cần thiết và nhiều khi bắt buộc. Vỏ trái cây, lát trái cây mỏng như chanh, cam, dứa…, mứt, bông hoa, thảo mộc, bột cacao, bột socola,… thậm chí kẹo hay đồ chơi hoặc bất kì thứ gì phù hợp để khiến thành phẩm trở nên nổi bật đều có thể được sử dụng. Ngoài ra, còn một số nguyên liệu cơ bản khác nếu cần như đường nước, trà, cà phê, kem tươi, cheese…

+ Đá lạnh

Đá khô, đá điêu khắc hay đá hoa, đá trái cây đông lạnh… không chỉ có công dụng làm lạnh đồ uống mà còn là vật trang trí bắt mắt khiến thức uống thêm phần sinh động. Để đồ uống mát lạnh, không thể thiếu đá lạnh

DỤNG CỤ THƯỜNG DÙNG TRONG PHA CHẾ ĐỒ UỐNG

Các dụng cụ thường dùng để pha chế: bình, muỗng, dụng cụ đong, dụng cụ lọc, mở nắp, ly cốc…

Dụng cụ pha chế đồ uống

+ Bình Shaker

  • Shaker là gì?

Shaker là một dụng cụ có tác dụng trộn và làm lạnh các loại nguyên liệu của thức uống. Khi sử dụng, các thành phần của đồ uống (rượu, nước trái cây, siro, rượu mùi,…) và đá viên được cho vào bình và lắc mạnh khoảng từ 10 – 18 giây tùy dung tích sau đó cho ra ly.

  • Các loại bình shaker phổ biến bao gồm: Boston shaker (Mixing glass), Cobbler shaker (Standard shaker), Parisian shaker…

+ Muỗng pha chế – Barspoon

  • Barspoon là gì?

Muỗng pha chế hay barspoon là một dụng cụ không thể thiếu trong pha chế. Nó dùng để khuấy các thành phần đồ uống với nhau. Muỗng được thiết kế với dáng dài, mảnh. Giúp nó có thể chạm đáy của chiếc ly cao nhất và trộn các nguyên liệu trực tiếp trong ly.

  • Các loại muỗng pha chế phổ biến: Muỗng kiểu Âu, kiểu Mỹ, kiểu Nhật,

+ Dụng cụ đong – Jigger

Jigger là gì?

Jigger hay ly đo lường jigger, ly định lượng. là dụng cụ đo lường có tác dụng đong đếm và định lượng chính xác thể tích các loại nguyên liệu chất lỏng (rượu, siro, nước, nước ép trái cây,… ). dùng để pha chế các loại thức uống.

Jigger thường được thiết kế dạng hình đồng hồ cát với 1 đầu to và 1 đầu nhỏ. Được làm bằng kim loại hay inox không gỉ và có thể bằng nhựa. Vì thế có độ bền cao (có thể sử dụng đến vài năm) và rất dễ vệ sinh.

Các loại dụng cụ đong Jigger phổ biến: Classic double jiggers, Single jiggers, Japanese jiggers, Bell jiggers, …

Đơn vị đong trong pha chế

  • Fluid Ounce hay viết tắt là: fl oz; fl.Oz. hoặc oz. Fl: 

Ounce hay Ounces thường được viết tắt là oz. Người ta thường dùng thang đo là fl oz (Fluid Ounce – đơn vị thể tích – fl oz) để thay thế. Lưu ý là phải dùng kí hiệu fl oz và đơn vị chính xác của fl oz theo chuẩn US là 29.57353 ml. (Tạm cho là 30 ml)

  • Teaspoon hay viết tắt là tsp hoặc ít thường xuyên hơn như: t, ts. hoặc tspn: Ở Việt Nam, Teaspoon được hiểu là 1 thìa cà phê (hoặc 1 muỗng cà phê) và là dụng cụ đo phổ biến.
  • Dessertspoon viết tắt thành dstspn: Đơn vị này hay còn gọi là muỗng canh (thìa canh)
  • Cup: Hiểu theo tiếng Việt thì đây là cốc
  • Pound: = 16 ounce và tương ứng với 0,453 592 37 kg.

+ Dụng cụ lọc (lược) – Strainer

  • Strainer là gì?

Để tiến hành pha chế thì dụng cụ lọc là thứ không thể thiếu. Chúng đóng có vài trò chuyên lọc các loại hạt từ trái cây khi pha chế, đá lạnh và những nguyên liệu khác. Giúp món thức uống trở nên hoàn hảo.

  • Các loại dụng cụ lọc strainer phổ biến: Hawthorne Strainer, Julep Strainer, Fine Strainer, …

+ Dụng cụ mở nắp rượu – Wine Openers

  • Wine Openers là gì?

Dụng cụ mở nắp rượu – Wine Openers gồm 3 phần: phần đầu là dao – dùng để cắt lớp giấy bạc bọc bên ngoài nắp rượu. Phần thứ hai là lò xo – dùng để đâm vào nút bần và tạo chỗ bám. Phần ba là đòn bẩy – dùng để tạo lực đẩy nút bần lên. Đây là dụng cụ không thể thiếu cho những tân binh Bartenders.

  • Các loại dụng cụ mở nắp rượu – Wine Openers phổ biến: Twist Corkscrews, Waiter’s Corkscrews, Air Pressure Wine Openers, …

+ Ly thủy tinh

Ly Cocktail
Cocktail và ly

Đối với các loại thức uống khác nhau như cocktail, mocktail hay mojito sau khi pha chế đều cần có ly đẹp mắt để chứa. Và tùy theo loại thức uống mà ly có thể có màu sắc và hình dạng khác nhau.

Các loại ly phổ biến: Beer Mug (ly bia), Highball, Brandy Snifter, Champagne Flute, Martini (Cocktail), …Xem: 

+ Các loại máy, phụ kiện khác

Ngoài những thứ không thể thiếu phải kể đến là các loại bình, muỗng, dụng cụ đong, gạn, mở, ly cốc…. Còn có các các loại máy móc phụ trợ. Các loại máy pha chế cà phê, máy xay sinh tố, máy ép, bình xịt, dao, gắp đá…… Hay các phụ kiện khác đều là những thứ quan trọng phục vụ cho việc pha chế đồ uống.

RƯỢU PHA CHẾ

Một dấu hỏi đặt ra mà có thể nhiều người thắc mắc. Đó là RƯỢU PHA CHẾ  là RƯỢU NỀN hay CHẤT TẠO MÙI ? Tùy loại đồ uống mà nó đóng vai trò chính hoặc tạo mùi. Bản thân nó là một loại đồ uống đã pha chế sẵn.

+ Rượu pha chế là gì?

Rượu pha chế là loại rượu dùng để chế biến ra các loại đồ uống hỗn hợp từ các thành phần khác nhau.

Có một loại rượu mà chuyên dụng để pha chế. Bản thân nó cũng được tạo ra bởi một quá trình ” pha chế” sẵn. Có thể phức tạp cầu kỳ hoặc đơn giản. Có thể hiểu nó là một rượu mùi. Rượu pha chế cũng chính là những loại đồ uống được chế sẵn sàng.

Khái niệm Rượu pha chế có thể gọi nó RƯỢU DÙNG ĐỂ PHA CHẾ hoặc là QUÁ TRÌNH TẠO RA RƯỢU LÀ MỘT QUÁ TRÌNH PHA CHẾ.  Nó là Rượu mùi. Tiếng Anh gọi nó là Liqueur. Những thứ không thuộc về nhóm rượu mạnh, cũng không hẳn là vang, là rượu có sự pha trộn – hỗn hợp đặc biệt, quy trình đa dạng – ngay trong quá trình sản xuất.

Pha chế là gì

Rượu pha chế vô cùng phong phú

Đa phần rượu mùi là sản phẩm nhập khẩu, tiếng Anh là Liqueur, tiếng Mỹ là Cordial.

  • Là loại rượu dùng để chế biến ra các loại đồ uống hỗn hợp từ các thành phần khác nhau. Ví dụ như : nước hoa quả , nước giải khát có ga , nước tăng lực và một số loại thực vật khác.
  • Là dòng rượu được chế tạo từ một phần tử là rượu chưng cất. Tiếp nối cho thêm các thành phần khác ví như trái cây, thảo mộc các loại, gia vị, hương hoa, các loại hạt, kem, sữa, trứng…

Rượu pha chế là nhóm phong phú nhất về chủng loại. Nếu phải chia theo từng loại nguyên liệu sản xuất thì không thể nào kể hết.  các loại rượu Mùi trên Thế giới. Khi mà các nhà sản xuất liên tục tung ra các sản phẩm rượu mùi mới của họ. Sự đa dạng và phong phú sáng tạo không giới hạn.

Đặc tính của rượu pha chế

Đặc tính của rượu Mùi là đa dạng về mầu sắc và hương vị . Độ cồn của rượu pha chế thường từ 15 – 35%. Một số loại đặc biệt có thể lên tới 57%vol. Thường thì không bao giờ người ta uống rượu Mùi nguyên chất vì mùi rất đậm đặc. Mà người ta thường pha trộn rượu Mùi với các thức uống khác hoặc nguyên liệu khác để tạo nên thức uống mới. phù hợp với sở thích của mỗi người.

Rượu pha chế – Liquer (Rượu mùi) được dùng để pha chế cocktail là phổ biến hơn cả. Khi pha cocktail, người ta sẽ dùng một thành phần chính làm rượu nền. Rượu nền sẽ quyết định nồng độ cồn, hương vị nhẹ hay mạnh mẽ của ly cocktail. Sau đó người ta sẽ thêm các thành phần khác như các loại rượu mùi khác nhau. Các loại soda, nước ép trái cây. Hoặc cà phê, sữa… và các loại lá gia vị tươi khác để tôn lên hương vị và màu sắc của ly cocktail trở nên đặc biệt và quyến rũ.

Các nhóm rượu pha chế phổ biến

Rượu pha chế có thể chia ra thành những nhóm lớn sau: Vỏ Cam/ vỏ chanh. Trái cây. Thảo mộc. Cà phê. Hồi quế. Hạnh nhân và hạt. Kem sữa. Mật ong và thảo mộc khác.

Các hãng rượu mùi phong phú nổi tiếng như

Rượu mùi Pháp Chartreuse green
Rượu mùi Pháp Chartreuse green 55%vol 700ml

+ Rượu pha chế có mùi vỏ cam hoặc chanh (Nhóm Citrus liqueur)

Nó được gọi là rượu mùi cam quýt. Thường thấy ở rượu mùi Ý, Pháp. Phục vụ rượu mùi ướp lạnh với nước có ga, nhâm nhi nó cùng với nấm cục sô cô la hoặc thử rưới nó lên dâu tây để có một chiếc bánh topper nặng. Một số loại Citrus Liqueur nổi tiếng như: Cointreau, Grand Marnier, Blue curacao, Tripple sec, Orange curacao…

Rượu mùi Marie Brizard Orange là một ví dụ. Hay Bols xanh biển

Rượu Marie Brizard
Rượu mùi Marie Brizard số 1 của Pháp

+ Nhóm Rượu mùi trái cây (Nhóm Fruit liqueur)

Rượu có mùi trái cây. Cherry Brandy (rượu mùi anh đào), Appricot Brandy (rượu mùi mơ), Maraschino (rượu mùi anh đào), Banana Liqueur (rượu mùi chuối), Midori và Melon Liqueur (rượu mùi dừa), Peach Liqueur (rượu mùi đào)… là những loại rượu mùi trái cây được ưa chuộng.

Marie Brizard của Pháp và Bols Hà Lan là hai thương hiệu nổi tiếng nhất với vô vàn loại hương vị. Các loại rượu mơ, rượu đào, anh đào, dâu tây, táo… rất nhiều hương vị và nhiều hãng sản xuất đa dạng phong phú.

+ Nhóm rượu mùi hoa (Flower liqueurs)

Crème de violette (tím)
Creme Yvette (tím, vani)
Rosolio (hoa hồng)
St-Germain (hoa cơm cháy)

+ Nhóm rượu pha chế mùi thảo mộc (Nhóm Mixed & single herb liqueur)

Rượu mùi thảo mộc giống như cái tên gọi của nó. Tại Mỹ và Canada rượu mạnh thường được gọi là Liquor . Được làm dựa vào thành phần của các loại thảo mộc. Rượu mùi với một hoặc nhiều loại thảo mộc. Thực vật được tìm thấy ngoài tự nhiên. Rượu ngoài là thức uống còn có tác dụng chữa bệnh.

Rượu mùi thảo mộc Suze của Pháp - 15% vol
Rượu mùi thảo mộc Suze của Pháp – 15% vol

Trong nhóm rượu mùi thảo dược, chia ra hai đặc trưng:

  • Rượu mùi hồi
  • Rượu mùi thảo dược khác

Thương hiệu rượu mùi nhóm này nổi tiếng là Peppepmint Liqueur, Galliano (rượu mùi Ý có hơn 40 vị thảo mộc), Grambuie (rượu mùi Scotland có màu nâu hổ phách), Jagermeister (rượu mùi của Đức có hơn 56 loại thảo mộc).

Absinthe, Arak, Rak , Ouzo và các loại đồ uống có hương vị hồi,  không chứa đường. Nó là rượu có hương vị chứ không phải rượu mùi. Nhưng nó cũng chính là rượu pha chế mùi hồi.

+ Nhóm rượu mùi hạnh nhân và hạt (Nhóm Bean & Kernels)

Rượu mùi nhân và hạt với các loại tiêu biểu như Cacao Liqueur (rượu mùi cacao), Amaretto (rượu mùi hạnh nhân), Kalúa (rượu mùi cà phê), Frangelico (rượu mùi hạt dẻ và các loại đậu).

  • Amaretto (hạnh nhân, hoặc nhân giống như hạnh nhân từ mơ, đào, anh đào, hoặc các loại trái cây bằng đá tương tự )
  • Disaronno (dầu hạt mơ)
  • Frangelico (hạt phỉ và thảo mộc)
  • Nocello (quả óc chó và hạt phỉ)
  • Nocino (quả óc chó xanh chưa chín)
  • Orahovac – rượu mùi quả óc chó được pha chế bằng quả óc chó xanh chưa chín
  • Rượu mùi đậu phộng
  • Peanut Lolita (đậu phộng)
  • Pochteca Almond Liqueur
  • Ratafia (rượu mạnh có vị hạnh nhân, trái cây hoặc nhân trái cây; cũng là một loại bánh quy có hương vị)
  • Rivulet – một loại rượu mùi hồ đào được sản xuất ở Kentucky, Hoa Kỳ

+ Rượu pha chế mùi cà phê

Rượu mùi cà phê là một phần không thể thiếu trong một số loại cocktail cổ điển, như Black and White Russian… Ngoài ra còn có nhiều lựa chọn khác nhau, bao gồm các chai đã có từ nhiều thập kỷ và các biểu thức chưng cất thủ công mới hơn. Điểm chung của chúng là cung cấp hương vị sô cô la rang và cà phê espresso, kết hợp với một chút vị ngọt và thậm chí là một số hương thảo mộc. Dưới đây là những loại rượu mùi cà phê tốt nhất để uống bây giờ.

Kahlua Mexico giữ vị trí số hai thì không ai là số 1 trong lĩnh vực rượu mùi cà phê này.

+ Nhóm rượu có mùi sữa (Nhóm Cream liqueur)

Rượu mùi sữa chỉ có thể là Baileys của Ai Len  với kem sữa đặc biệt. Ngoài ra có một số hãng khác như Amarula, Dooley, Drum Gray…

  • Crème de banane – Chuối
  • Crème de cacao – Ca cao hoặc sô cô la
  • Crème de cassis – Blackcurrant
  • Crème de Cerise – Anh đào chua
  • Crème de menthe – Bạc hà bạc hà hoặc bạc hà Corsican
  • Crème de Noyaux – Nhân hạnh nhân, nhân mơ hoặc nhân đào
  • Creme de violette – Violet
  • Creme Yvette – Violet, trái cây và các loại khác
  • Parfait d’Amour – Thay đổi theo nhà sản xuất, thường là hoa có cam quýt

+ Nhóm còn lại ( Other liqueur)

Là một số loại rượu có mùi mật ong, quế, ớt… (Tạm gọi là nhóm Other liqueur).

  • Rượu mùi mật ong
  • Singeverga (thảo mộc và gia vị): Kết hợp giữ thảo mộc và gia vị như tiêu, ớt…
  • Advocaat (lòng đỏ trứng và vani)
  • Rượu mùi whisky
  • Jumbie (rượu mùi rum)
  • Rượu mùi Gin
  • Rượu mùi vodka

Mohodo Chili của Việt Nam chính là một loại rượu ớt thú vị. Bruadar (Scotch whisky, mật ong, sloe). Jim Beam Honey (Jim Beam bourbon, mật ong ). Jim Beam Red Stag (Jim Beam bourbon với các hương liệu khác – các biến thể bao gồm anh đào đen, trà mật ong và quế gia vị)

THÔNG TIN LIÊN HỆ – TƯ VẤN

Rất nhiều sản phẩm bạn cần tại đây. 89 Khâm Thiên
RƯỢU BIA NHẬP KHẨU 89 KHÂM THIÊN

Showroom 1: 89 Khâm Thiên, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0948434581 – 0965.274165

Cơ sở 2: Số 2 ngõ 278 Tôn Đức Thắng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 09668.35757 – 0918.232428

89 Khâm Thiên cùng khách hàng tạo dựng niềm tin với đối tác.